Giấy Nhám Trong Ngành Gỗ

Giấy Nhám là 1 vật tư thiết yếu trong ngành sản xuất gỗ. Chúng quyết định rất lớn đến bề mặt sản phẩm nội thất thành phẩm sau cùng. Chính vì vậy, lựa chọn Giấy Nhám cho phù hợp. Loại nhám và độ cát cũng như phải có kích thước.

Mục lục

1. Giấy Nhám Là Gì?

Giấy Nhám là một dạng giấy mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó (cụ thể ở đây là bề mặt gỗ). Chúng được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu thô từ bề mặt gỗ, giúp làm cho bề mặt mịn màng hơn làm nền cho các công đoạn gia công tiếp theo trong 1 quá trình sản xuất.

Giấy Nhám Trong Ngành Gỗ

2. Phân Loại Giấy Nhám Theo Chức Năng

Tùy theo từng chức năng của mỗi loại máy chuyên dụng để sản xuất đồ gỗ nội thất, Giấy Nhám được sản xuất ra tương thích với từng loại máy đó. Dưới đây là 1 số loại nhám điển hình.

Giấy Nhám thùng: Là loại nhám có kích thước cỡ lớn được sản xuất ra chỉ dùng cho máy nhám thùng, đây là loại máy lớn chuyên dụng để làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Bề rộng của máy nhám thùng hiện nay có 3 kích cỡ là 600mm, 900mm và 1300mm. Trong đó, công ty Mộc Chuẩn chúng tôi đang sử dụng máy nhám thùng kích thước lớn nhất (1300 mm).

Giấy Nhám băng (cuộn): Là loại nhám có kích thước nhỏ thông thường có chiều rộng từ 300mm trở xuống, đóng thành băng nhỏ hay thành cuộn thường được dùng cho các loại máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh hay được cắt nhỏ ra thành từng miếng nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng đặc thù.

Giấy Nhám tờ: Là loại nhám có kích thước hiện nay là 230 x 280 mm, chúng được sử dụng để chà nhám mặt phẳng bằng tay một cách thủ công hoặc máy rung cầm tay chủ yếu là phục vụ quá trình xả nhám trong quá trình sơn PU là chính.

Giấy Nhám Trong Ngành Gỗ

3. Phân Loại Giấy Nhám Theo Độ Cát

Độ cát được hiểu là độ thô của tờ Giấy Nhám được ký hiệu chung bằng chữ P (point) phân loại từ thấp đến cao tương ứng với từng độ mịn màng của bề mặt gỗ sau khi xả nhám. Hiện nay có các số mặc định sau (lưu ý là vẫn có những số khác tùy theo cách pha của nhà sản xuất nhám).

P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối

P80: Cũng được xếp vào loại Giấy Nhám Phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút.

P180: Là loại nhám cho bề mặt mịn để lót PU.

P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn

P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao

P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao.

Giấy Nhám Trong Ngành Gỗ

Lưu ý: Độ nhám càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng sẽ nhanh hết cát hơn. Ngoài ra, trên thị trường chúng tôi còn thấy các nhà sản xuất chào bán nhám có độ mịn 500, 600 nhưng thực chất độ cát vẫn dừng lại ở ngưỡng 400. Trong ngành sản xuất gỗ nói chung, chúng ta vẫn dùng đến nhám 400 là đạt yêu cầu của những khách hàng khó tính nhất.

Anh/chị quan tâm có thể ghé showroom của Vina SPC tại địa chỉ:

Công ty TNHH Thiết bị Phun sơn Việt Nam (VinaSPC) – Trung tâm bảo hành Mirka chính hãng tại Việt Nam

Nhà phân phối chính thức thiết bị phun sơn WAGNER, ANEST IWATA, PRONA, FSL, MEIJI và máy chà nhám hiệu MIRKA của Phần Lan tại Việt Nam.

Quý khách hàng muốn mua Máy Chà Nhám, Máy Phun Sơn, Súng Phun Sơn hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc:

Công ty TNHH Thiết bị Phun sơn Việt Nam (VinaSPC)

Địa chỉ: 181/13 Đường 3-2 Phường 11, Quận 10, TPHCM.

Điện thoại: 0943.942249

Email: thietbiphunsonvietnam@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *