Quy Trình Chà Nhám Gỗ Trong Sản Xuất Nội Thất Như Thế Nào?

Đối với sàn gỗ, chà nhám gỗ là một trong những công đoạn quan trọng để làm mịn bề mặt gỗ trước khi tạo thành sản phẩm hoàn thiện. Vậy quy trình chà nhám gỗ trong sản xuất nội thất là như thế nào để đảm bảo bề mặt gỗ đạt chất lượng? Bạn hãy cùng  Công Ty TNHH Thiết bị Phun Sơn Việt Nam (VinaSPC) tham khảo quy trình chà nhám gỗ đầy đủ các bước dưới đây.

Nguyên nhân cần chà nhám cho vật liệu gỗ:

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của gỗ, đặc biệt là gỗ tự nhiên chính là có bề mặt lồi lõm, xù xì. Bề mặt gỗ có vân gỗ tự nhiên, tim gỗ khiến cho gỗ không có được độ phẳng, mịn.

Chà nhám gỗ giúp tăng độ bóng mịn, bề mặt cho đồ gỗ

Đây là khó khăn chính khi thực hiện công đoạn sơn lên sản phẩm gỗ. Khi bề mặt gỗ không được phẳng, mịn sẽ khiến sơn không bám dính chắc trên bề mặt gỗ.  Do vậy, lớp sơn trên gỗ sẽ nhanh bị bong tróc, không có độ bền cao.

Như vậy, việc chà nhám làm mịn cho bề mặt gỗ là điều cần thiết. Gỗ được làm phẳng, mịn sẽ có tác dụng tăng độ bám dính, bề mặt  bóng mịn hơn, tăng tính thẩm mỹ cho đồ gỗ. Vậy nên, bạn chắc chắn sẽ cần phải chà nhám cho bề mặt gỗ dù có loại sơn không yêu cầu chà nhám.

Phương pháp chà nhám gỗ đúng cách

Nhiều người cho rằng chỉ cần sử dụng giấy chà nhám để làm mịn cho bề mặt gỗ là được. Đa số nhiều thợ mộc không quan tâm đến việc chà nhám đúng cách đúng công đoạn. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chà nhám theo đúng cách.

Sử dụng máy chà nhám đúng cách

Sau khi dùng máy hút bụi hoặc máy thổi bụi để vệ sinh sạch bề mặt gỗ. Sau đó, bạn có thể dùng máy chà nhám để chà mịn màng trên bề mặt gỗ.

Bạn kiểm tra gỗ đã được làm phẳng và làm mịn đã loại bỏ được tim gỗ. Bạn tiếp tục loại bỏ các bụi bẩn để tiếp tục cho công đoạn sơn và chà nhám lần 2. Lưu ý, khi sử dụng máy chà nhám bạn cần thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng máy để đảm bảo cho người dùng.

Quy trình chà nhám gỗ đúng quy trình:

Quy trình chà nhám gỗ trong sản xuất đồ gỗ nội thất thông qua 3 công đoạn chính: Chà nhám thùng, chà nhám tính để sơn, chà nhám sau sơn lót. Dưới đây là từng quy trình chà nhám gỗ đảm bảo đúng kỹ thuật.

Quy trình chà nhám thùng:

Công đoạn chà nhám thùng được thực hiện trong công đoạn khi gỗ được ghép và chuẩn bị tiến hành cắt. Trước khi cắt, yêu cầu bề mặt gỗ cần phải được làm sạch keo ghép gỗ, xử lý lỗi lõm, gỗ cần bằng phẳng.

Chà nhám tinh:

Sau khi lắp ráp bán sản phẩm và thực hiện vào công đoạn sơn lót. Do vậy, trước khi sơn bạn sẽ cần phải làm sạch bụi, làm mịn, làm phẳng để đáp ứng yêu cầu về chất lượng đồ gỗ.

Tại công đoạn này, bạn cần sử dụng máy chà nhám để thực hiện làm sạch cho bề mặt gỗ với mức độ nhám từ 240# đến 400#. Bạn có thể kiểm tra bằng cách chạm vào bề mặt gỗ để xác định độ láng mịn. Ngoài ra, chà mịn cho các góc cạnh sẽ giúp giảm độ sắc bén, để đảm bảo được độ an toàn cao khi sử dụng.

Công đoạn chà nhám sau sơn lót

Sau khi hoàn thành công đoạn sơn lót, bạn tiếp tục chà nhám bề mặt gỗ đề lớp sơn lót được đồng đều, không bị lem màu, không chảy sơn. Cuối cùng, bạn quét lớp sơn phủ trên bề mặt gỗ để hoàn thiện đồ nội thất.

Tham khảo đúng quy trình chà nhám gỗ để đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Từ đó, đảm bảo đồ gỗ của bạn luôn đảm bảo được độ bền màu, độ chắc chắn.

Quý khách hàng muốn mua Máy Chà Nhám Cầm Tay Mirka hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc:

Công ty TNHH Thiết bị Phun sơn Việt Nam (VinaSPC)

Địa chỉ: 181/13 Đường 3-2 Phường 11, Quận 10, TPHCM.

Điện thoại: 0943.942249

Email: thietbiphunsonvietnam@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *